Ruộng bậc thang Sapa được xếp vào danh sách thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam. Mỗi lần nhắc tới ruộng bậc thang, bà con phố núi lại vô cùng tự hào vì ở nó chất chứa bao công sức, những ngày nắng mưa dãi dầu trên rẻo cao. Để rồi tới hôm nay, nó như là một nét chấm phá kì khôi, là sự giao thoa giữa thiên nhiên và đôi bàn tay khéo léo của con người, khiến bao du khách phải ngỡ ngàng mà chiêm ngưỡng. Cùng Truly Sapa khám phá vẻ kỳ vĩ, xinh đẹp của những thửa ruộng bậc thang ngay nào!

Huyền sử ruộng bậc thang trên vùng núi Tây Bắc

Già làng các dân tộc vùng cao cho hay, từ rất lâu về trước khoảng 4 thế kỷ, những tộc người như Mông, Dao, La Chí…di cư đến vùng Tây Bắc để khai khẩn và định cư. Tuy nhiên lúc đó, các thung lũng lớn của Tây Bắc đã có những tộc người bản địa là Thái, La Ha sinh sống. Vì vậy, họ phải chuyển lên những ngọn núi cao như dãy Hoàng Liên Sơn với đội cao từ 1000 – 1600m so với mực nước biển để dựng bản, lập mường.

Để duy trì cuộc sống, những tộc người này đã phải chọn hình thức canh tác ngô, lúa nương trên những quả núi đất có độ dốc cao để lấy lương thực. Theo kinh nghiệm trồng lúa nước, hoa màu của ông cha ta, nơi nào gần nguồn nước sẽ cho năng suất tốt hơn và đất đai ít bị sói mòn, bạc màu. Do đó, những cư dân vùng cao đã xác lập các vùng trồng lúa ở vị trí ven thung lũng, sườn đồi thấp và nhất thiết phải nằm cạnh các con suối hoặc nơi có mạch nước ngầm đùn lên.

Ruộng bậc thang là thành quả lao động đáng quý của tộc người Mông
Ruộng bậc thang là thành quả lao động đáng quý của tộc người Mông

Ban đầu, những mảnh ruộng trên nương chỉ là ô nhỏ, dần dần do sự gia tăng dân số và nhu cầu sản xuất, người dân tộc đã mở rộng những ô ruộng đó bằng cách đắp bờ to và kéo dài hơn. Những thửa ruộng bậc thang thô sơ bắt đầu được hình thành, dần tạo nên một nền nông nghiệp với sản lượng tốt hơn trước. Sau một thời gian ổn định với lối canh tác này, diện tích ruộng nương được mở rộng ở những nơi có địa hình dốc hơn tại các sườn đồi, núi cao.

Từ đấy, ta có những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ ôm oanh ngọn núi Hoàng Liên cao lớn
Từ đấy, ta có những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ ôm quanh ngọn núi Hoàng Liên cao lớn

Vẻ đẹp của ruộng bậc thang Sapa theo từng mùa

Ruộng bậc thang mang vẻ đẹp tự nhiên với những cánh đồng mấp mô men theo những sườn núi, tạo nên bức tranh thiên nhiên sống động giữa vùng trời Tây Bắc. Mỗi mùa ruộng bậc thang lại đẹp theo một cách khác nhau. Cũng bởi thế, nó đã ghi tên mình vào TOP 7 những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ nhất châu Á và thế giới.

Ruộng bậc thang Sapa mùa nước đổ

Vì lúa là giống cây dài ngày nên một năm bà con vùng cao chỉ gieo cấy một vụ. Thời điểm bắt đầu vụ lúa mới là tháng 4 hoặc tháng 5. Tận dụng lượng mưa lớn của mùa hè, dân cư vùng cao dự trữ nước cho cày cấy lúa ruộng bậc thang. Những ô đất xếp từ thấp tới cao đang hứng no nước từ những cơn mưa. Mới vài tháng trước, bao mảnh ruộng còn khô khốc, mà nay như bừng sống dậy. Giữa trời Tây Bắc như có vô số những chiếc gương sáng loáng, lấp lánh dưới ánh nắng và in hình mây núi, nom mới quyến rũ, thơ mộng biết bao.

Mãn nhãn với ruộng bậc thang Sapa mùa nước đổ
Mãn nhãn với ruộng bậc thang Sapa mùa nước đổ

Khi khắp các ruộng lúa bậc thang trên Tây Bắc đâu đâu cũng là mặt gương sáng trong, bà con nông dân ở các xã Lau Chải, Tả Phìn, Tả Van lại nhộn nhịp đi gieo cấy. Chuyến mùa hạ Sapa này sẽ đem bạn đến gần hơn với con người chất phác, mộc mạc nơi đây. Được chứng kiến cảnh đồng áng nơi người dân đang hăng say làm việc và trò chuyện với họ giờ nghỉ trưa, chắc chắn khoảnh khắc đó sẽ trở thành dấu ấn khó phai trong tâm trí bạn.

Nét đẹp lao động của người vùng cao
Nét đẹp lao động của người vùng cao

Ruộng bậc thang Sapa mùa lúa chín

Mùa thu về, cây lúa trổ bông nhuộm vàng cả một vùng trời Tây Bắc. Hàng ngàn thửa ruộng xếp san sát nhau như những nấc thang đưa bạn tới thiên đường. Đi bộ giữa cánh đồng rộng mênh mông, du khách sẽ cảm nhận rõ hương thơm của lúa chín hòa quyện trong gió. Tận hưởng bầu không khí trong lành ấy, tâm hồn tự nhiên thảnh thơi, thoải mái và không vướng bận chút ưu phiền. Lúa không ngả vàng cùng một lúc, điều ấy làm nên những tấm thảm xanh và vàng đan xen nhau, càng khiến du khách chẳng thể rời mắt.

Mùa mang bội thu là thành quả ngọt ngào sao bao nỗ lực của bà con miền núi
Mùa mang bội thu là thành quả ngọt ngào sau bao nỗ lực của bà con miền núi

Bên cạnh đó, trên đường đi ngắm lúa, du khách còn bắt gặp những hình ảnh rất dễ thương của những đứa trẻ ngoan phụ giúp người lớn thu hoạch lúa, của những em bé say giấc nồng trên lưng mẹ và cả những tiếng cười vui tươi của bà con sau ngày đồng áng vất vả. Mùa lúa chín tựa như một món quà tuyệt vời mà mẹ tạo hóa ban tặng cho người dân ở nơi đây. Ai cũng hăng say, năng nổ và hưởng niềm vui thành tựu khi mùa vụ về.

Những thửa ruộng chuyển vàng này tạo cho du khách cảm giác yêu mến vùng đất này hơn
Những thửa ruộng chuyển vàng này tạo cho du khách cảm giác yêu mến vùng đất này hơn