Đến với phố núi lần đầu, ai cũng được giới thiệu đến các địa điểm tham quan nổi tiếng nhất như đỉnh Fansipan, núi Hàm Rồng, bản Cát Cát, đèo Ô Quy Hồ hay đi xa hơn một chút có bản Tả Van, Lao Chải… Khi trở lại Sapa, để Truly Sapa mách bạn một điểm đến mới toanh: Làng thổ cẩm Lan Rừng Sapa. Không đơn thuần là một khu check-in tràn ngập sắc màu, nơi đây còn chứa đựng những giá trị văn hóa của nghề thổ cẩm truyền thống. Hãy cho bản thân, bạn bè và gia đình được kết nối cùng nhau, chạm đến nét đẹp nghệ thuật tại làng thổ cẩm Lan Rừng Sapa nhé!

Vài nét về nghề se lanh dệt vải người H’Mông Sapa

Nghề se lanh dệt vải ở Sapa được những người phụ nữ H’Mông duy trì và lưu truyền bao đời nay. Chị em Mông cứ đến tuổi cập kê là đều biết se lanh, dệt vải, may vá quần áo, phục vụ cuộc sống hàng ngày. Có tục lệ, vào ngày cưới của mình, các cô gái Mông sẽ mặc bộ lễ phục do chính tay mình làm ra bằng tất cả sự tâm huyết, tự hào và nâng niu. Những chiếc váy áo thể hiện sự khéo léo, chăm chỉ của người phụ nữ đồng thời mang theo những gửi gắm về khát khao hạnh phúc, yên bình của họ. Cũng trong phong tục người Mông, người mất khi liệm phải được khoác áo ngoài dệt bằng vải lanh thì linh hồn mới đoàn tụ với ông bà, tổ tiên.

Nghề se lanh dệt vải của người Mông đã có từ lâu đời
Nghề se lanh dệt vải của người Mông đã có từ lâu đời

Se lanh, dệt vải, nhuộm chàm, in thêu hoa, mỗi công đoạn đều phức tạp và tốn thời gian, đòi hỏi sự am hiểu và mức độ lành nghề của bà con miền núi. Ấy vậy mà khung cửi của bao nhà lúc nào cũng nhịp nhàng, đều đặn dệt nên những tấm vải tuy đơn sơ nhưng mịn màng, vuông vức và bền đẹp. Những mảnh vải từ chất phác, mộc mạc qua bàn tay thêu thùa thuần thục của chị em Mông trở nên mỹ lệ hết sức. Họa tiết thêu tay của người Mông thường là những hình hoa cỏ, muông thú và hoa văn đa sắc màu được kết hợp hài hòa, thuận mắt. Vì làm bằng phương pháp thủ công nên đường nét không đều tăm tắp, song chính điều đó làm nên sự khác biệt trong từng sản phẩm.

Mỗi hoa văn biểu trưng một ý nghĩa riêng, phản ánh thói quen và đời sống sinh hoạt của người dân
Mỗi hoa văn biểu trưng một ý nghĩa riêng, phản ánh thói quen và đời sống sinh hoạt của người dân

Qua biết bao mùa mưa nắng, vui buồn, những người phụ nữ H’Mông sống tại Sapa cứ cần mẫn se lanh, tuốt chỉ, dệt vải và thêu thùa. Mặc cho đời sống bao la ngoài kia có thay đổi chóng mặt tới mức nào thì hoa vẫn nở, chim vẫn hót và chị em Mông vẫn tiếp tục nghề nghiệp truyền thống này. Họ vốn là như thế, mải miết se sợi, dệt vải, không đắn đo, phân vân và sống mãi với cái nghề ông bà truyền lại.

Người phụ nữ H'Mông yêu nghề, chăm chỉ may vá, thêu thùa mặc cho thế sự biến đổi, cuộc sống xoay vần
Người phụ nữ H’Mông yêu nghề, chăm chỉ may vá, thêu thùa mặc cho thế sự biến đổi, cuộc sống xoay vần

Review chi tiết làng thổ cẩm Lan Rừng cho khách tham quan lần đầu

Hiểu rằng, du khách lần đầu trải nghiệm sẽ gặp nhiều thắc mắc và bỡ ngỡ, nhất là trước một địa điểm mới. Do đó, Truly Sapa sẽ review từ tổng quan đến chi tiết làng thổ cẩm Lan Rừng để chuyến đi của bạn trọn vẹn hết nấc. Hãy tham khảo ngay các thông tin hữu ích sau nhé!

Địa điểm, thời gian và giá vé tham quan làng thổ cẩm Lan Rừng

Làng thổ cẩm Lan Rừng nằm ngay trong trung tâm thị trấn Sapa, tại ngõ 81 Điện Biên Phủ, tổ 1, phường Sa Pả, chỉ cách nhà thờ đá chừng 3km. Vị trí nơi này thuận tiện cho mọi loại phương tiện như taxi hoặc xe máy lưu thông. Nếu ở gần, bạn có thể thong thả tản bộ trong hương hoa thoảng thoảng rải khắp lối đi. Giờ mở cửa cố định là 7h30 mỗi ngày, giờ đóng cửa thì không quy định nhưng tới tầm chiều muộn thì làng thổ cẩm Lan Rừng sẽ tạm biệt vị khách cuối cùng. Giá vé vào cửa hiện nay là 40.000đ/khách.

Toàn bộ không gian của làng thổ cẩm Lan Rừng
Toàn bộ không gian của làng thổ cẩm Lan Rừng

Làng thổ cẩm Lan Rừng có gì hay?

Về tổng quan, làng nghề thổ cẩm Lan Rừng là một khu tổ hợp bao gồm nhà hàng, homestay, khu nghỉ dưỡng, khu mua sắm, bảo tàng dân tộc. Đến với ngôi nhà được lợp bằng gỗ pơ mu với những ô cửa sổ tròn, du khách sẽ có dịp trải nghiệm không gian thổ cẩm đậm chất nghệ thuật. Cùng Truly Sapa khám phá bên trong, tới những góc “sống ảo” đẹp mê ly thôi nào!

Thông tin thú vị về làng thổ cẩm Lan Rừng, lưu ngay khỏi quên
Thông tin thú vị về làng thổ cẩm Lan Rừng, lưu ngay khỏi quên

Ngay khi bước vào ngôi nhà gỗ, ánh nhìn của bạn ngay lập tức bị thu hút bởi không gian phòng được tạo nên từ những tấm thảm, vải trang trí đa sắc màu với nhiều họa tiết thêu công phu. Người ta hay gọi nơi đây theo tên gọi thân mật là ngôi nhà thổ cẩm. Cứ vào ngày Sapa đầy nắng, ngôi nhà thổ cẩm lại rực rỡ hơn bao giờ hết khi những tia sáng tự nhiên dần len lỏi vào từ ô cửa kính lớn và chiếu sáng toàn bộ không gian bên trong.

Thả dáng yêu kiều, thướt tha trong căn phòng ban sáng lung linh sắc màu tại làng thổ cẩm Lan Rừng
Thả dáng yêu kiều, thướt tha trong căn phòng ban sáng lung linh sắc màu tại làng thổ cẩm Lan Rừng

Chưa hết, background “sống ảo” trong nhà còn bao gồm “bảo tàng” tranh tơ, ô cửa tròn nhìn ra núi rừng, đường hầm đá. Bên cạnh không gian kỳ bí đầy tính nghệ thuật phía trong, thổ cẩm Lan Rừng còn gây ấn tượng với nhiều bối cảnh ngoài trời vô cùng thơ mộng. Ai tới đây cũng dễ dàng hóa thành “nàng thơ” trên con đường hoa cẩm tú cầu, Skywalk cánh bướm hay xích đu cánh thiên thần. Trở về từ làng thổ cẩm Lan Rừng, hàng trăm bức hình sống động của du khách đã và đang làm khuấy động cộng đồng đam mê “xê dịch” đó.

Con đường đá với tường hai bên họa hình em bé H'Mong sống động, có hồn
Con đường đá với tường hai bên họa hình em bé H’Mong sống động, có hồn
Thuê trang phục tại đây và sử dụng bối cảnh cánh tiên sẽ cho ra bức hình "sống ảo" xuất sắc
Thuê trang phục tại đây và sử dụng bối cảnh cánh tiên sẽ cho ra bức hình “sống ảo” xuất sắc
Ngoài ra, bạn còn được trải nghiệm quy trình dệt, nhuộm, vẽ sáp ong và thêu họa tiết thổ cẩm
Ngoài ra, bạn còn được trải nghiệm quy trình dệt, nhuộm, vẽ sáp ong và thêu họa tiết thổ cẩm