Tết là lúc mọi người dùng với nhau bữa cơm đoàn viên ấm áp. Thế nhưng, mâm cơm gia đình ở mỗi nơi lại chẳng giống nhau. Các món ăn tạo nên nét đặc trưng cho từng vùng, miền hay lớn hơn là đại diện cho từng dân tộc. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số sống tại Sapa, các món ngon ngày Tết chính là đặc sản lạ mắt, hấp dẫn khách du lịch tứ xứ. Đi một chuyến tới phố núi dịp lễ cổ truyền này và trải nghiệm ẩm thực độc đáo của người dân vùng cao ngay thôi!

Bánh chưng đen

Bánh chưng – Món ăn cổ truyền không thể thiếu mỗi dịp tết đến xuân về. Nhưng không phải kiểu bánh chưng mà chúng ta vẫn biết, bánh chưng ở vùng cao đặc biệt hơn thế. Bạn đã nghe qua bánh chưng đen của người Tày chưa? Món bánh ấy được ví như món ăn “hội tụ tinh túy của đất trời Tây Bắc”, là niềm tự hào của những người con xa xứ khi giới thiệu quê hương hình.

Món bánh chưng đen vừa truyền thống lại sáng tạo, mang mang đậm hương sắc núi rừng
Món bánh chưng đen vừa truyền thống lại sáng tạo, mang mang đậm hương sắc núi rừng

Bánh chưng đen độc đáo từ màu sắc cho đến hương vị. Người Tày dùng loại gạo cum và tạo màu đen cho gạo bằng cây muối được đốt than. Bánh chưng đen muốn ngon phải dùng gạo gặt mới chứ không lấy gạo xay sẵn. Đồng thời, các nguyên liệu khác như lá dong rừng, thịt mỡ, đậu xanh, tiêu và quả thảo cũng cần chọn lọc rất kỹ lưỡng và chuẩn bị lên trước cả tháng. Chiếc bánh chưng đen dài chừng 30cm, được người Tày gói ghém cẩn thận, dâng lên tổ tiên thể kiện sự thành kính.

Bóc lớp vỏ xanh bên ngoài sẽ thấy chiếc bánh đen, dền, dẻo thơm
Bóc lớp vỏ xanh bên ngoài sẽ thấy chiếc bánh đen, dền, dẻo thơm

Xôi ngũ sắc

Nếu làm khách của gia đình người Tày hoặc ghé chơi bản làng dân tộc Tày ngày Tết, chắc chắn bạn sẽ được đãi món xôi ngũ sắc. Đúng như tên gọi, món ăn này gồm 5 màu sắc, đại diện cho các yếu tố: kim, thủy, thổ, hỏa và mộc. Ngoài ra, món ăn còn thể hiện ý nghĩa về sự hiếu thảo, lòng yêu thướng cha mẹ, tình yêu đôi lứa thủy chung, son sắc cũng như tượng trưng cho máy mắn, bình an.

Hấp dẫn chõ xôi ngũ sắc nghi ngút khói
Hấp dẫn chõ xôi ngũ sắc nghi ngút khói

Theo cách làm bao đời nay của người Tày, xôi ngũ sắc được nấu bằng nếp Tú Lệ nổi tiếng và tuân thủ một quy trinh từ khâu chọn lá rừng hay các loại thực vật để tạo màu cho đến công đoạn đồ xôi. Tuy cầu kỳ, khắt khe trong việc chọn nguyên liệu và chế biến nhưng thành quả sẽ là mẻ xôi mềm dẻo, chín đều và mang một hương vị vô cùng đặc trưng.

Món xôi ngũ sắc được bày biện đẹp để đem đi thắp hương ngày Tết
Món xôi ngũ sắc được bày biện đẹp để đem đi thắp hương ngày Tết

Thịt trâu gác bếp

Đến Sapa bạn nhất định phải thử một lần món thịt trâu gác bếp. Món ăn này vốn của người dân tộc Thái, nhờ có vị ngon đặc biệt mà dần dần nó trở thành đặc sản không thể thiếu trong những ngày lễ Tết của vùng Tây Bắc. Thịt trâu gác bếp chuẩn vị có màu đỏ sẫm đặc trưng, bên ngoài cứng và bên trong mềm. Gia vị ướp thấm đều vào từng thớ thịt nên khi ăn bạn sẽ cảm nhận được hương thơm của các loại hạt và lá rừng.

Thịt trâu gác bếp là món ăn ưa thích của nhiều du khách ghé đến Sapa
Thịt trâu gác bếp là món ăn ưa thích của nhiều du khách ghé đến Sapa

Cơm lam

Một trong những món ăn truyền thống tiếp theo không thể bỏ qua dịp Tết này ở Sapa, đó là cơm lam. Đây là món ăn phổ biến của nhiều dân tộc như Nùng, Thái, Dao, Mông… Trong đó, “lam” có nghĩa là nướng một thú gì đó đến chín bằng ống nứa. Đồng bào vùng cao thường chọn các ống nứa hoặc ống trúc chỉ vừa qua tuổi măng, dài hơn một găng tay.

Cơm được nấu bằng loại nếp nương, là giống nếp được gieo trồng trên ruộng bậc thang đặc trưng của Tây Bắc. Nếp vo sạch, ngâm nước rồi đổ đầy 2/3 ống nứa, sau đó bỏ thêm nước cùng một chút muối để gia tăng hương vị. Cuối cùng, lấy lá chuối bịt đầu cho kín rồi cho lên bếp lam. Nướng cơm lam phải kiên nhẫn, đợi đến khi ống nứa mềm, hương thơm lan tỏa cả một góc rừng là đã đến lúc thưởng thức được rồi.

Cơm lam dẻo thơm thường ăn kèm thịt nướng hoặc chấm cùng muối vừng
Cơm lam dẻo thơm thường ăn kèm thịt nướng hoặc chấm cùng muối vừng

Bánh sừng trâu

Bánh sừng trâu hay còn gọi là bánh cuốt vốn là đặc sản của người dân tộc Cơ Tu. Cho đến nay, bánh sừng trâu đã trở thành món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ quan trọng ở vùng cao Sapa. Tên gọi của bánh xuất phát từ hình dạng thuôn dài, hơi cong tựa như một chiếc sừng trâu. Món bánh này khá giống bánh tẻ dưới xuôi nhưng không có đậu xanh và được gói bằng lá đót. Tuy cách nấu đơn giản và nguyên liệu chỉ có nếp thơm, nếp than nhưng món ăn này vẫn trở thành thức kho khó cưỡng.

Bánh sừng trâu có thể tùy chỉnh vị mặn, nhạt, ngọt theo khẩu vị của từng gia đình
Bánh sừng trâu có thể tùy chỉnh vị mặn, nhạt, ngọt theo khẩu vị của từng gia đình

Rượu ngô

Ẩm thực Sapa nổi tiếng nhờ vào các loại rượu dân tộc – tinh túy của đất rừng Tây Bắc. Trong nhiều cái tên như rượu táo mèo, rượu san lùng, hầu hết người dân tộc ở Sapa vẫn sử dụng rượu ngô như một thức uống truyền thống ngày Tết. Rượt ngô ngon nhất được ủ bởi bàn tay của người H’Mông và người Dao. Nó có hương thơm nồng nhưng không gắt bởi được nấu từ các nguyên liệu tự nhiên. Một lần chạm môi, bạn sẽ chẳng thể quên hương vị độc đáo của nó.

Người dân tộc chế biến rượu ngô, chuẩn bị đón Tết
Người dân tộc chế biến rượu ngô, chuẩn bị đón Tết

Trên đây là 6 món ăn truyền thống ngày Tết trên vùng cao Tây Bắc. Nếu vi vu phố núi dịp lễ Tết thì đừng quên thưởng thức các món ngon này nhé!