Tết truyền thống là dịp để chúng ta dành cho gia đình mình những bữa cơm ấm cúng. Và mỗi dân tộc Việt Nam lại có những món ăn khác nhau, mang đặc trưng riêng của từng vùng, miền. Đối với những dân tộc ở Sapa thì lại đón Tết với những món đặc sản lạ mắt nhưng cũng không kém phần hấp dẫn, đều đặn xuất hiện trong các mâm cỗ Tết truyền thống ở vùng cao Tây Bắc. Nếu bạn muốn tìm một món quà đầu xuân cho gia đình, bạn bè thì đừng bỏ qua bài viết này!

Sapa được biết đến là một địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút nhiều du khách. Đến đây, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng những thắng cảnh tuyệt đẹp mà còn được thưởng thức những món ăn đặc sản khiến nhiều người thích thú. Và sau đây là những món đặc sản nổi tiếng ở Sapa.

Thịt trâu gác bếp

Được biết, món thịt trâu gác bếp có nguồn gốc từ xa xưa của người Thái đen, và thịt trâu là một món ăn được người dân tộc vùng cao vô cùng ưa thích và có thể sử dụng vào bất kì thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên vào dịp Tết thì người dân miền núi thường có phong tục giết nguyên một con trâu, bò hay lợn chế biến thành nhiều món khác nhau để ăn mừng năm mới và trong đó thì thịt trâu gác bếp có cách làm đơn giản nhất.

Thịt trâu gác bếp được biết đến là một món ăn được nhiều lựa chọn để làm quà cho gia đình, người thân khi đến với Sapa.

Nấm hương rừng Sapa

Cùng với hạt dẻ nấm hương rừng Sapa cũng rất được ưa chuộng bởi vị thơm mang lại. Nấm hương rừng sapa được chế biến cùng nhiều món ăn như món canh gà, làm nem,…

Nấm hương rừng là một món ăn đặc trưng ở miền sơn cước Sapa bởi với không khí và thời tiết nơi đây đã cho ra những cây nấm hương thơm và sạch khiến nhiều người yêu thích.

Với phần nấm hương rừng thường được dùng để xào hoặc nấu lẩu sẽ cho ra một hương vị thơm ngon và ngọt tự nhiên. Nấm hương rừng không chỉ là một món ăn ngon mà còn là đem lại những giá trị dinh dưỡng cao cho người dùng.

Rau mầm đá

 

 

Rau mầm đá sapa thì quá nổi tiếng rồi mọi người nhỉ, rau chịu lạnh rất tốt, thời tiết càng lạnh rau sẽ lên mầm nhiều và ăn rất ngọt. Với rau mầm đá mọi người nên mua loại nhiều mầm, nếu thích ăn hơn ngăm đắng mọi người nên mua loại có nhiều lá. Rau mầm đá đầu mùa đã có từ tháng 12 , có thể xào cùng thịt bò, hoặc luộc chấm trứng thậm chí làm dưa chua ăn rất ngon.

Rau ngồng su hào

Được trồng từ tháng 12 nên xuất hiện khá muộn vào dịp sau tết âm lịch. Rau ngồng su hào đầu mùa thưởng có giá rất cao. Tuy nhiên khi được đem luộc hoặc xào rau có vị giòn và rất ngọt.

Mứt ô mai hoa quả

Sapa với rất nhiều loại hoa quả rất ngon như :Dâu tây, đào sapa, táo mèo, mận tả van…

Những loại hoa quả này bình thường đã ngon rồi chứ đừng noí đến mứt hoa quả sapa. Mọi người đừng quên mua đặc sản sapa này về làm quà đấy nhé !

Cơm lam

Cơm lam thường được đựng trong các ống nứa hoặc ống trúc, không già không non mà chỉ vừa độ qua tuổi măng. Mỗi ống cơm lam dài hơn một gang tay. Cơm được nấu từ loại nếp nương, là giống nếp được gieo trồng trên ruộng bậc thang đặc trưng của người dân vùng cao. Nếp được vo sạch và ngâm nước trước rồi cho vào khoảng 2/3 ống nứa, sau đó cho thêm một chút muối và nước để cơm có được hương vị thơm mát, hấp dẫn và mới lạ.

Bánh sừng trâu

Đây là một loại bánh đặc trưng của người dân tộc Cơ Tu, một món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ Tết ở vùng cao Sapa. Ngoài tên gọi là bánh sừng trâu thì người dân Sapa còn gọi với tên khác là bánh cuốc, tương tự như bánh tẻ của người miền xuôi nhưng bánh lại không có nhân đậu xanh và được gói bằng lá đót. Bánh có nhiều mùi vị khác nhau như: mặn, nhạt, ngọt tùy vào khẩu vị của từng gia đình.

Xôi ngũ sắc

Xôi ngũ sắc là một món ăn truyền thống của dân tộc Tày vào các ngày lễ tết, ngày mùng 5/5 và khi nhà có khách quý. Và để có một nồi xôi thơm ngon thì xôi phải được nấu bằng nếp Tú Lệ nổi tiếng và tuân thủ một quy trinh từ khâu chọn lá rừng hay các loại thực vật để nhuộm màu hạt nếp cho đến công đoạn đồ xôi.

Và xôi ngũ sắc được xem là một trong những món ăn hấp dẫn với hương vị của lá cây rừng, của mùi thơm từ thiên nhiên khiến du khách thưởng thức một lần và nhớ mãi.

Bánh chưng đen

Bánh chưng đen của người Tày là một trong những đặc sản du lịch Sapa chỉ được gói vào dịp Tết và món bánh này được ví như là món ăn “tụ hội tinh tuý của đất trời Tây Bắc”. Bánh chưng đen sở hữu nét độc đáo từ màu sắc cho đến hương vị.

Và để có được những chiếc bánh thơm ngon vào đúng dịp Tết, thì người gói bánh phải chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu cách nhiều tháng trước. Người ta phải chọn loại nếp ngon nhất với hạt trắng, tròn, đồng thời, lá dong rừng, nếp nương, thịt mỡ, đậu xanh, tiêu và quả thảo cũng được chọn lọc khá kỹ lưỡng để có thể làm nên vị ngon hoàn hảo cho chiếc bánh chưng đen trong mâm cỗ ngày Tết.

Rượu ngô

Bên cạnh các món ngon hấp dẫn được người dân Sapa chế biến từ các loại nguyên liệu thiên nhiên của núi rừng, thì từ lâu khách đi du lịch tự túc Sapa còn biết đến ẩm thực Sapa qua các loại rượu dân tộc, những loại rượu nổi tiếng từ lâu của con người mang trọn “tinh tuý của đất rừng” Tây Bắc.

Quá trình nấu rượu ngô Sapa

Trong rất nhiều những loại rượu ngon như rượu Táo Mèo, rượu San Lùng thì không thể không nhắc đến rượu ngô, một trong những đồ uống truyền thống và là một đặc sản của đồng bào H’Mông, Dao trong các dịp lễ Tết. Rượu ngô Sapa có hương vị thơm ngon, nồng nhưng không gắt được nấu nấu từ các nguyên liệu tự nhiên khiến cho không ít người khó có thể quên khi đã nếm thử.

Hạnh nhân

Hạt hạnh nhân là một trong những đặc sản được nhiều người yêu thích bởi hương bị béo, bùi rất đặc trưng và hợp vị với nhiều du khách.

Hạt hạnh nhân bạn có thể dùng để rang muối và chế biến các món ăn đặc trưng vùng sơn cước Sapa khiến nhiều người thích thú. Đây được xem là một món ăn có giá trị dinh dưỡng cao.