Theo quan niệm của người Dao Đỏ, một năm có 2 tết chính, đó là Rằm tháng bảy và Tết Nguyên Đán. Trong đó, Tết Nguyên Đán là tết lớn nhất, được đồng bào mong chờ và chuẩn bị từ sớm để đợi con cháu về ăn Tết, cầu ước một năm mới no đủ, bình an. Dù cũng đón Tết cổ truyền theo lịch âm, nhưng Tết của dân tộc Dao Đỏ có nhiều điểm khác biệt so với Tết ở miền xuôi. Đặc biệt, phong tục Tết của bà con vùng cao còn lưu giữ nhiều nét văn hoá truyền thống rất riêng. Hãy cùng Truly Sapa khám phá những điều thú vị trong ngày Tết của họ nhé!

Đôi nét về Tết cổ truyền của dân tộc Dao Đỏ ở Lào Cai

Tương tự như dân tộc Kinh, người Dao Đỏ sinh sống tại Sapa, Lào Cai đón Tết Nguyên Đán. Từ bao đời nay, Tết luôn là thời khắc gia đình quây quần bên nhau, cả nhà nghỉ ngơi sau một năm lao động sản xuất và báo cáo tổ tiên mọi thành quả, chuyện vui buồn xảy ra trong năm qua. Đồng bào Dao Đỏ, từ già tới trẻ, dù trai hay gái đều chờ mong tới Tết và rục rịch chuẩn bị đồ lễ và cúng Tết ngay từ giữa tháng Chạp. Tuỳ điều kiện mỗi nhà mà sẽ làm mâm cỗ to hay nhỏ.

Bà con Dao Đỏ bắt đầu chuẩn bị Tết từ những ngày giữa tháng Chạp
Bà con Dao Đỏ bắt đầu chuẩn bị Tết từ những ngày giữa tháng Chạp

Đồng bào Dao Đỏ chuẩn bị những gì để đón Tết?

Mâm cỗ đón Tết của các gia đình Dao Đỏ thường bao gồm thịt lợn, bánh trái và tiền vàng. Về thịt lợn, bà con Dao Đỏ có phong tục mổ lợn làm lễ cúng tết. Nhà nào có điều kiện sẽ mổ từ 2 đén 3 con lợn hoặc ít nhất cũng phải một con để làm vài mâm cơm đón năm mới. Lợn sau khi xử lý sạch được chia thành 3 phần: đầu, 2 đùi trước và 2 đùi sau.

Tiếp đến, trong mâm cơm cúng không thể thiếu được bánh chưng gù, bánh nếp và bánh dày. Để có được những tấm bánh dẻo thơm, người Dao Đỏ đã phải dự trữ loại gạo nếp nương ngon nhất. Bà con làng xóm hỗ trợ nhau trong các công đoạn giã gạo, gói và luộc bánh.

Món bánh dày dẻo dai, trắng ngần của người Dao Đỏ
Món bánh dày dẻo dai, trắng ngần của người Dao Đỏ

Đối với người Dao Đỏ, vàng mã để đốt trong ngày Tết không được mua ngoài chợ, mà phải tự tay làm và xin dấu dòng tộc của người trưởng họ. Sau khi mọi thứ sẵn sàng, người Dao Đỏ sẽ sắp mâm, đủ thịt lợn, thịt gà cùng 6 chiếc bánh dày, 3 chén nước, 1 chén rượu, 1 bát hương và tiền giấy (giấy bản) rồi đặt lên bàn thờ gia tiên.

Phong tục đón Tết cổ truyền của người Dao Đỏ ở Sapa

Vào thời khắc trước Giao thừa, mọi thành viên trong gia đình có mặt đông đủ tại gian nhà chính, thầy cúng thay mặt gia chủ làm lễ cúng giải hạn. Tục này là để xua đi rủi ro trong năm cũ, mời “ma nhà” gồm có ông bà, tổ tiên và những người đã khuất về ăn Tết, cầu xin sức khoẻ, bình an và may mắn cho gia đình, cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, gia súc, gia cầm khoẻ mạnh… Ai trong nhà cũng đều phải tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo đẹp, tươm tất để cúng tổ tiên và đón giao thừa. Sau khi thăp hương xong, mỗi người uống một ngụm nước cúng, gọi là nhận lộc từ tổ tiên.

Chị em người Dao cùng nhau gói bánh để kịp đón Giao thừa
Chị em người Dao cùng nhau gói bánh để kịp đón Giao thừa

Đêm giao thừa, người Dao Đỏ cùng nhau đánh trống, gõ mõ, gõ chiêng nhằm xua đuổi tà ma ra khỏi nhà. Tới thời khắc Giao thừa, người Dao Đỏ sẽ không ra khỏi nhà mà quây quần bên nhau, chúc tụng và ăn mừng năm mới. Lễ cúng Tết kết thúc, đồ lễ được gia chủ hạn xuống, sắp xếp mâm cơm, mời anh em họ hàng, người thân đến ăn Tết chung với gia đình. Ai nấy đều mang một tâm thế vui vẻ tiễn năm cũ qua đi và đón năm mới tới với những lời cầu phúc tốt đẹp. Ở nhiều bản làng của người Dao Đỏ vẫn giữ tục tổ chức đón Tết theo từng nhà và xoay vòng cho bằng hết các hộ gia đình trong bản.

Gia đình người Dao Đỏ quây quần bên nhau đón Giao thừa
Gia đình người Dao Đỏ quây quần bên nhau đón Giao thừa

Người Dao có phong tục đi hái lộc đầu năm. Đúng đến Giao thừa, gia chủ chọn bẻ một cành lộc xanh tươi dắt trên mái nhà và ngoài cổng. Hành động này mang hàm ý năm mới sẽ gặp nhiều may mắn, thành đạt. Trong những ngày Tết, đồng bào Dao Đỏ hay làm bánh sừng bò gói lá chít, Về đêm, họ tụ tậm và tổ chức hát giao duyên “ông quan làng, bà quan làng” rất rộn ràng.

Người Dao Đỏ mặc những trang phục đẹp nhất để đón Giao thừa
Người Dao Đỏ mặc những trang phục đẹp nhất để đón Giao thừa

Người Dao cũng có phong tục đi hái lộc đầu năm. Đúng giao thừa, gia chủ chọn bẻ một cành lộc xanh tươi dắt trên mái nhà và ngoài cổng, hàm ý năm mới sẽ gặp nhiều may mắn, thành đạt. Sáng mùng 1 Tết, mọi người trong nhà đều dậy sớm để chuẩn bị một bữa cơm thật tươm tất làm lễ cúng đầu năm mới. Khách đến xông nhà phải hợp tuổi gia chủ và được đón tiếp bằng 6 chén rượu. Trước tiên, chủ nhà rót 4 chén tượng trưng cho tứ quý trong năm, sau đó rót tiếp 2 chén mời khách và cả hai bên chúc nhau sức khoẻ cũng như những điều tốt lành và may mắn trong năm mới.

Người Dao Đỏ rất coi trọng việc hái lộc đầu xuân
Người Dao Đỏ rất coi trọng việc hái lộc đầu xuân

Về đêm, bà con Dao Đỏ tụ tập, tổ chức hát giao duyên “ông quan làng, bà quan làng” vô cùng rộn ràng. Sang đến ngày mồng hai, trước khi đi chơi ở đâu, người Dao Đỏ đều đến nhà ông trưởng họ cúng Tết nhảy để cầu may mắn cùng sức khỏe dồi dào. Ngoài ra, họ cũng đặc biệt coi trọng việc chọn giờ và hướng xuất hành đầy năm. Mỗi thành viên trong nhà muốn đi chơi đầu năm phải đốt tiền vàng với tâm niệm thiêu rụi đi tất cả những điều rủi ro, không may mắn.